Hotline Đặt hàng ( Miễn phí )
1800 8198
Đăng nhập
Tra cứu đơn hàng
Mua thuốc theo toa
Thương hiệu
DANH MỤC
0
Giỏ hàng

Bonebifa

PROCORALAN7.5 MG

SKU: XMK-0098

Số lượng:
MUA NGAY
THÊM VÀO GIỎ
 Hoàn tiền nếu không hài lòng khi mua online (Xem chi tiết)
 Chỉ thanh toán khi nhận hàng (COD)
 Giao hàng tận nơi toàn quốc
 Mua sản phẩm chính hãng 100%

(5)
Chi tiết sản phẩm:
1. Thành phần Hoạt chất: ivabradin (dưới dạng hydrochloride). Procoralan 7.5mg: một viên nén bao phim chứa 7.5mg ivabradin (tương ứng 8.085mg ivabradin hydrochloride). Các thành phần khác trong lõi của viên nén gồm: lactose monohydrate, magiê stearat (E470 B), tinh bột ngô, maltodextrin, silica khan dạng keo (E551). Bao phim: hypromellose (E464), titan dioxid (E171), macrogol 6000, glycerol (E422), magie stearat (E470 B), sắt oxyd màu vàng (E172), sắt oxyd đỏ (E172). 2. Công dụng (Chỉ định) Điều trị triệu chứng đau thắt ngực ổn định mãn tính: Ivabradin được chỉ định để điều trị triệu chứng đau thắt ngực ổn định mãn tính đối với bệnh nhân trưởng thành bị bệnh động mạch vành có nhịp xoang bình thường và có tần số tim ≥ 70 nhịp/phút. Ivabradin được chỉ định: - Ở người lớn không dung nạp hoặc có chống chỉ định với thuốc chẹn beta. - Hoặc kết hợp với thuốc chẹn beta ở các bệnh nhân chưa được kiểm soát đầy đủ với liều tối ưu thuốc chẹn beta. Điều trị suy tim mạn tính: Ivabradin được chỉ định trong điều trị suy tim mạn tính từ mức độ NYHA II đến IV có rối loạn chức năng tâm thu, ở những bệnh nhân có nhịp xoang và có tần số tim ≥ 75 nhịp/phút, kết hợp với điều trị chuẩn bao gồm thuốc chẹn beta hoặc khi thuốc chẹn beta là chống chỉ định hoặc không dung nạp. 3. Cách dùng - Liều dùng Có sẵn các viên nén bao phim dưới hai dạng hàm lượng 5mg và 7.5mg ivabradin cho các liều khác nhau. Điều trị triệu chứng đau thắt ngực ổn định mạn tính: Việc khởi trị hoặc chỉnh liều điều trị được khuyến cáo diễn ra khi tiến hành đo nhiều lần tần số tim cũng như kiểm soát điện tâm đồ hoặc theo dõi ngoại trú 24 giờ. Liều ivabradin khởi đầu không nên vượt quá 5mg hai lần mỗi ngày ở bệnh nhân dưới 75 tuổi. Sau ba đến bốn tuần điều trị, nếu bệnh nhân vẫn còn triệu chứng, nếu liều khởi đầu được dung nạp tốt và nếu nhịp tim lúc nghỉ trên 60 nhịp/phút, cần tăng liều tiếp theo ở bệnh nhân dùng liều 2.5mg hai lần mỗi ngày hoặc 5mg hai lần mỗi ngày. Liều duy trì không nên vượt quá 7.5mg hai lần mỗi ngày. Nếu không có sự cải thiện triệu chứng đau thắt ngực trong vòng 3 tháng sau khi khởi trị, cần ngưng việc điều trị bằng ivabradin. Thêm vào đó, việc dừng điều trị cần được cân nhắc nếu chỉ có đáp ứng triệu chứng hạn chế và khi không có sự giảm đáng kể trên lâm sàng về tần số tim lúc nghỉ trong vòng ba tháng. Nếu, trong quá trình điều trị, tần số tim giảm liên tục xuống dưới 50 nhịp/phút lúc nghỉ hoặc bệnh nhân có các triệu chứng liên quan đến nhịp tim chậm như chóng mặt, mệt mỏi hoặc tụt huyết áp, liều điều trị cần được giảm xuống, có thể là 2.5mg hai lần mỗi ngày (một nửa viên 5mg hai lần mỗi ngày). Sau khi giảm liều, cần theo dõi tần số tim. Cần ngừng điều trị nếu tần số tim duy trì ở mức dưới 50 nhịp/phút hoặc triệu chứng của nhịp tim chậm vẫn tiếp diễn ngay cả khi giảm liều. Điều trị suy tim mạn tính: Việc điều trị chỉ được bắt đầu trên những bệnh nhân suy tim ổn định. Các bác sĩ điều trị được khuyến cáo nên có kinh nghiệm trong việc điều trị suy tim mạn tính. Liều khởi trị thông thường được khuyến cáo của ivabradin là 5mg hai lần mỗi ngày. Sau hai tuần điều trị, liều dùng có thể tăng lên 7.5mg hai lần mỗi ngày nếu tần số tim lúc nghỉ của bạn liên tục trên 60 nhịp/phút hoặc giảm xuống 2.5mg hai lần mỗi ngày (một nửa viên 5mg hai lần mỗi ngày) nếu tần số tim lúc nghỉ liên tục dưới 50 nhịp/phút hoặc trong trường hợp có các triệu chứng liên quan đến nhịp tim chậm như chóng mặt, mệt mỏi hoặc tụt huyết áp. Nếu tần số tim ở giữa khoảng 50 và 60 nhịp/phút, duy trì liều dùng 5mg hai lần mỗi ngày. Nếu trong quá trình điều trị, tần số tim lúc nghỉ giảm liên tục xuống dưới 50 nhịp/phút hoặc bệnh nhân có các triệu chứng liên quan đến nhịp tim chậm, liều dùng cần được giảm xuống liều thấp hơn ở những bệnh nhân đang sử dụng 7.5mg hai lần mỗi ngày hoặc 5mg hai lần mỗi ngày. Nếu nhịp tim tăng ổn định trên 60 nhịp/phút lúc nghỉ, những bệnh nhân đang sử dụng liều 2.5mg hoặc 5mg hai lần mỗi ngày có thể được chỉnh tới mức liều cao hơn. Phải ngưng điều trị trong trường hợp tần số tim duy trì dưới mức 50 nhịp/phút hoặc các triệu chứng nhịp tim chậm vẫn tồn tại. Đối tượng đặc biệt: Người cao tuổi: Ở các bệnh nhân từ 75 tuổi trở lên, nên cân nhắc sử dụng liều thấp hơn (2.5mg hai lần mỗi ngày ví dụ nửa viên 5mg hai lần mỗi ngày) trước khi tăng liều nếu cần thiết. Bệnh nhân suy thận: Không yêu cầu hiệu chỉnh liều ở các bệnh nhân suy thận và có độ thanh thải creatinine trên 15ml/phút. Hiện chưa có dữ liệu ở các bệnh nhân có độ thanh thải creatinine dưới 15ml/phút. Ivabradin do đó nên được sử dụng thận trọng ở những bệnh nhân này. Bệnh nhân suy gan: Không yêu cầu hiệu chỉnh liều ở các bệnh nhân suy gan mức độ nhẹ. Nên thận trọng khi sử dụng ivabradin cho các bệnh nhân suy gan mức độ trung bình. Chống chỉ định sử dụng ivabradin cho các bệnh nhân suy gan nặng, do chưa được nghiên cứu trên đối tượng bệnh nhân này và có dự liệu về sự gia tăng mạnh nồng độ. Trẻ em: Hiệu quả và an toàn của ivabradin trong điều trị suy tim mãn tính ở trẻ em dưới 18 tuổi chưa được thiết lập. Các dữ liệu hiện có được mô tả trong mục Dược lực học và Dược động học, tuy nhiên hiện vẫn chưa đưa ra được khuyến cáo nào về chế độ liều lượng. Cách dùng: Cần dùng đường uống, hai lần mỗi ngày, ví dụ một viên vào buổi sáng và một viên vào buổi tối trong bữa ăn. - Quá liều Triệu chứng: Quá liều có thể dẫn đến nhịp chậm nghiêm trọng và kéo dài (xem mục Tác dụng không mong muốn). Cách xử lý: Nhịp chậm nghiêm trọng cần được điều trị triệu chứng tại chuyên khoa sâu. Trong trường hợp nhịp chậm kèm theo kém dung nạp về huyết đọng, có thể cần cân nhắc điều trị triệu chứng, bao gồm thuốc kích thích beta tiêm tĩnh mạch như isoprenaline. Nếu cần, có thể tạm thời đặt máy tạo nhịp. 4. Chống chỉ định - Mẫn cảm với hoạt chất hoặc bất cứ tá dược nào của thuốc. - Tần số tim lúc nghỉ dưới 70 nhịp/phút trước khi điều trị. - Sốc tim. - Nhồi máu cơ tim cấp. - Hạ huyết áp nghiêm trọng (<90/50mmHg). - Suy gan nặng. - Rối loạn chức năng nút xoang. - Block xoang nhĩ. - Suy tim cấp hoặc không ổn định. - Phụ thuộc máy tạo nhịp tim (tần số tim phụ thuộc hoàn toàn vào máy tạo nhịp). - Đau thắt ngực không ổn định. - Block nhĩ thất độ 3. - Phối hợp với thuốc ức chế mạnh cytochrome P450 3A4 như các thuốc kháng nấm nhóm azole (ketoconazole, itraconazole), thuốc kháng sinh marolid (clarithromycin, erythromycin đường uống, josamycin, telithromycin), thuốc ức chế protease HIV (nelfinavir, ritonavir) và nefazodone. - Phối hợp với verapamil hoặc diltiazem là những thuốc ức chế trung bình CYP3A4 và có đặc tính làm giảm nhịp tim. - Mang thai, cho con bú và phụ nữ có khả năng có thai không sử dụng các biện pháp tránh thai thích hợp. 5. Tác dụng phụ Tóm tắt hồ sơ an toàn: Ivabradin đã được nghiên cứu trong các thử nghiệm lâm sàng với gần 45,000 người tham gia. Tác dụng không mong muốn phổ biến nhất với ivabradin, hiện tượng chói sáng (phosphenes) và chậm nhịp tim, phụ thuộc liều và liên quan đến tác dụng dược lý của thuốc. Bảng liệt kê các tác dụng bất lợi: Những tác dụng bất lợi đã được báo cáo trong các thử nghiệm lâm sàng và được xếp loại theo tần suất sau đây: rất phổ biến (≥ 1/10); phổ biến (≥ 1/100 đến < 1/10); không phổ biến (≥ 1/1,000 đến < 1/100); hiếm (≥ 1/10,000 đến < 1/1,000); rất hiếm (< 1/10,000); chưa được biết đến (không thể ước tính từ dữ liệu hiện có). Phân loại hệ thống cơ quan Tần suất Tác dụng liên quan Rối loạn máu và hệ bạch huyết Không phổ biến Tăng bạch cầu Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng Không phổ biến Tăng acid uric máu Rối loạn hệ thần kinh Phổ biến Đau đầu, thường trong tháng điều trị đầu tiên Chóng mặt, có thể liên quan đến chậm nhịp tim Không phổ biến* Ngất, có thể liên quan đến chậm nhịp tim Rối loạn thị giác Rất phổ biến Hiện tượng chói sáng (phosphenes) Phổ biến Mờ mắt Không phổ biến* Nhìn đôi Suy giảm thị giác Rối loạn tai và mê cung Không phổ biến Mất thăng bằng Rối loạn tim Phổ biến Nhịp tim chậm Block nhĩ thất độ 1 (kéo dài khoảng PQ trên điện tâm đồ) Ngoại tâm thu thất Rung nhĩ Không phổ biến Đánh trống ngực, ngoại tâm thu trên thất Rất hiếm Block nhĩ thất độ 2, block nhĩ thất độ 3 Rối loạn chức năng nút xoang Rối loạn mạch Phổ biến Huyết áp không được kiểm soát Không phổ biến* Hạ huyết áp, có thể liên quan đến nhịp tim chậm Rối loạn hô hấp, ngực và trung thất Không phổ biến Khó thở Rối loạn hệ tiêu hóa Không phổ biến Buồn nôn Táo bón Tiêu chảy Đau bụng Rối loạn da và mô dưới da Không phổ biến* Phù mạch Phát ban Hiếm* Ban đỏ Viêm da Nổi mề đay Rối loạn cơ xương khớp và mô liên kết Không phổ biến Chuột rút Rối loạn chung và tại vị trí đưa thuốc Không phổ biến* Suy nhược, có thể liên quan đến nhịp tim chậm Mệt mỏi, có thể liên quan đến nhịp tim chậm Hiếm* Cảm giác bất ổn, có thể liên quan đến nhịp tim chậm Thông số Không phổ biến Tăng creatinine máu Kéo dài khoảng QT trên điện tâm đồ * Tần suất được tính từ các nghiên cứu lâm sàng cho các biến cố bất lợi nhận được từ các báo cáo tự nguyện Miêu tả các phản ứng bất lợi: Hiện tượng chói sáng (phosphenes) đã được báo cáo bởi 14.5% bệnh nhân, được mô tả như một sự tăng cường độ sáng thoáng qua trong khu vực tầm nhìn hạn chế. Chúng thường được gây ra bởi sự thay đổi đột ngột về cường độ ánh sáng. Phosphenes có thể được mô tả như một vầng hào quang, sự phân ly hình ảnh (hiệu ứng lóe sáng hoặc vạn hoa), ánh sáng màu rực rỡ, hoặc đa hình ảnh (kéo dài sự tồn tại hình ảnh trên võng mạc). Sự khởi phát của hiện tượng chói sáng thường trong vòng hai tháng đầu điều trị sau đó có thể tái diễn. Phosphenes thường được báo cáo là có cường độ nhẹ đến trung bình. Tất cả hiện tượng chói sáng đều tự hết trong hoặc sau điều trị, trong đó đa số (77.5%) tự hết trong quá trình điều trị. Ít hơn 1% số bệnh nhân thay đổi thói quen hàng ngày của họ hoặc ngưng điều trị liên quan đến hiện tượng chói sáng. Nhịp tim chậm đã được báo cáo bởi 3.3% số bệnh nhân, đặc biệt là trong 2 - 3 tháng đầu điều trị. 0.5% bệnh nhân có nhịp tim chậm nhỏ hơn hoặc bằng 40 nhịp/phút. Trong nghiên cứu SIGNIFY, hiện tượng rung nhĩ đã được quan sát ở 5.3% bệnh nhân sử dụng ivabradin so với 3.8% bệnh nhân thuộc nhóm chứng. Trong một phân tích gộp trên tất cả các thử nghiệm lâm sàng mù đôi có kiểm soát Pha II/III kéo dài ít nhất 3 tháng với sự tham gia của trên 40,000 bệnh nhân, tỉ lê mắc chứng rung nhĩ là 4.86% ở bệnh nhân điều trị bằng ivabradin so với 4.08% ở nhóm đối chứng, tương ứng với tỉ lê nguy cơ là 1.26, 95% Cl [1.15 -1.39]. Báo cáo phản ứng bất lợi nghi ngờ: Báo cáo các phản ứng bất lợi có nghi ngờ sau khi thuốc đã được cấp phép là quan trọng. Điều này cho phép tiếp tục theo dõi sự cân bằng giữa lợi ích/nguy cơ của thuốc. Chuyên gia y tế được yêu cầu báo cáo bất cứ phản ứng bất lợi có nghi ngờ nào qua hệ thống thông tin thuốc quốc gia. 6. Lưu ý - Thận trọng khi sử dụng
VỈ
HỘP
Quy cách

ĐỂ LẠI THÔNG TIN TƯ VẤN
Chúng tôi liên hệ lại ngay

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

Chính sách đổi trả
Chỉnh sách bảo mật
Chính sách bán hàng
Bảo hành & đổi trả hàng
Giao hàng & Thanh toán

GIỚI THIỆU

Chính sách điều khoản
Chính sách bảo mật
Chính sách mua hàng
Bảo hành & đổi trả hàng
Tra cứu vận đơn

THÔNG TIN THÊM

Tổng đài tư vấn sức khỏe
0862211678
NHÀ THUỐC BONEBIFA
- Địa chỉ: 240 - Nguyễn Duy Hiệu - P. Đông Hương - Thành Phố Thanh Hóa
- Email: muatheme.com@gmail.com
- Hotline: 0862.211.678
Zalo
Messenger
Hotline

GIỎ HÀNG

Giỏ hàng của bạn trống !
Tổng số phụ: 0₫
Xem giỏ hàng
Thanh toán
Tổng số phụ: 

Thanh toán

GIỎ HÀNG

Xem giỏ hàng